1. Ngôi nhà thông minh là gì?
Khái niệm về ngôi nhà thông minh
Nhờ những tiến bộ vượt bậc trong khoa học kỹ thuật mà con người ngày càng chạm đến những điều tưởng chừng như chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng. Chỉ vài thập kỷ trước, những chiếc điện thoại thông minh, xe tự lái hay nhà thông minh vẫn còn là viễn tưởng. Thế nhưng ngày nay, chúng đã trở thành hiện thực, góp phần định hình cuộc sống của chúng ta theo những cách thức hoàn toàn mới mẻ.
Ngôi nhà thông minh là tên gọi chung của những ngôi nhà mà tất cả trang bị các thiết bị điện hoặc điện tử được quản lý dễ dàng từ xa bằng một vật dụng thứ ba (điện thoại, laptop,...). Từ đó mà người dùng có thể điều khiển chúng vào bất cứ thời gian nào, ở bất cứ nơi đâu.
Nhà thông minh là gì?
Cơ chế của đa số các smart home là nhờ vào sự ứng dụng công nghệ Internet Protocol (IP). Cụ thể, các thiết bị trong hệ thống nhà sẽ được kết nối Wifi, và thông qua địa chỉ IP tiếp tục truyền thông tin đến bộ định tuyến. Trên thực tế, một hệ thống nhà thông minh thường sẽ gồm hai bộ phận chính: trung tâm điều khiển và các thiết bị đầu cuối.
2. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống trong ngôi nhà thông minh
Cấu tạo chính của hệ thống trong ngôi nhà thông minh
Hệ thống trong ngôi nhà thông minh thường sẽ bao gồm ba bộ phận chính:
- Trung tâm điều khiển - đóng vai trò như một bộ não, giúp xử lý thông tin được gửi về. Sau đó, chúng sẽ đưa ra các quyết định các thiết bị trong nhà sẽ hoạt động như nào. Tuy nhiên, các quyết định này sẽ phụ thuộc vào cài đặt app - phần mềm do người dùng điều khiển.
- Hệ thống cảm biến: Được lắp đặt ở một vài vị trí trong ngôi nhà với mục đích dò xét những biến động trong ngôi nhà như nhiệt độ, chuyển động trong nhà… và gửi về trung tâm điều khiển.
- Các thiết bị trong nhà: Sẽ là bộ phận đầu cuối chính, thực hiện các hoạt động mà bộ não đưa ra.
Ba bộ phận này được kết nối với nhau bằng dây hoặc không dây (Wifi, Bluetooth) hoặc cả hai.
Apple Smart Hub - bộ thiết bị lắp đặt giúp bạn dễ dàng có được một ngôi nhà thông minh
Nguyên tắc hoạt động của hệ thống trong ngôi nhà thông minh
Hệ thống trong ngôi nhà thông minh sẽ hoạt động theo ba bước chính: Tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin và thực hiện hành động.
- Tiếp nhận thông tin (Input)
Các thiết bị cảm biến sẽ thu thập thông tin từ môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, các chuyển động trong nhà hay tiếng nói của người dùng. Sau đó, nó sẽ gửi thông tin về trung tâm điều khiển hay còn gọi là “bộ não” thông qua các phương thức kết nối (bằng dây dẫn hoặc không dây hoặc cả hai)
- Xử lý thông tin (Process):
“Bộ não” sẽ nhận và phân tích các thông tin đó và đưa ra những phương án hoạt động phù hợp. Trước khi thực hiện, trung tâm điều khiển sẽ đợi mệnh lệnh của người dùng thông qua app. Nếu người dùng cài đặt chế độ tự động thì “bộ não” sẽ tự tính toán và đưa ra quyết định dựa trên thói quen sinh hoạt của họ.
- Hành động (Action)
“Bộ não” sẽ truyền mệnh lệnh đến cho các thiết bị trong nhà biết là nó sẽ hoạt động như thế nào, điều chỉnh số liệu ra sao.
Nguyên tắc hoạt động của hệ thống trong ngôi nhà thông minh
3. Ưu và nhược điểm của ngôi nhà thông minh
Ưu điểm của ngôi nhà thông minh
- Hệ thống thông minh sẽ giúp ta lên kế hoạch và thực hiện thiết bị trong nhà mà không cần ta phải trực tiếp động vào. Từ đó, giúp cho cuộc sống trở nên tiện nghi và tối ưu hóa hơn.
- Tăng cường an toàn cho ngôi nhà của bạn. Có một số hệ thống được cài đặt có thể cảm nhận được các bất thường trong ngôi nhà, từ đó chúng có thể thông báo cho bạn hoặc có thể liên lạc với cảnh sát hoặc bệnh viện.
- Nhiều người lầm tưởng rằng ngôi nhà thông minh sẽ khiến cho ta tốn nhiều tiền điện hơn. Nhưng thật chất thì ngược lại, nhờ vào hệ thống thông minh mà các thiết bị trong nhà hoạt động trong tính toán chính xác và hiệu quả
Ưu điểm của ngôi nhà thông minh
Nhược điểm của ngôi nhà thông minh
- Nếu các thiết bị trong gia đình được kết nối bằng wifi hay bluetooth không chất lượng, nguy cơ bị rò rỉ thông tin ra bên ngoài là rất cao bởi các hacker có thể bẻ khóa và truy cập vào đường internet của nhà bạn.
- Nếu muốn đảm bảo độ an toàn thông tin cho gia đình thì yêu cầu một hệ thống thông minh rất đắt đỏ.
- Yêu cầu kiểm tra password hoặc độ bảo mật của các thiết bị trong nhà thường xuyên.
- Gây khó khăn đối với người già hoặc người không am hiểu về công nghệ.
Nhược điểm của ngôi nhà thông minh
Có nên làm ngôi nhà thông minh không?
Việc lắp đặt nhà thông minh cũng sẽ là một sự lựa chọn tốt cho gia đình bạn, nhất là các gia đình trẻ thường xuyên bận rộn. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng tốt nhất, bạn nên tham khảo các dịch vụ cung cấp thiết bị smart home uy tín như smarthome FPT, smarthome Xiaomi, …
Có nên làm ngôi nhà thông minh không?
Nhà thông minh vẫn tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục như luôn cần có kết nối mạng ổn định hay hệ thống bị lỗi dẫn đến cảnh báo sai. Tuy nhiên, các nhà cung cấp dịch vụ smart home vẫn luôn cố gắng cải tiến công nghệ của mình. Chúng ta có quyền được hy vọng vào một tương lai với những căn nhà thông minh nâng tầm cuộc sống.
4. Chi phí làm nhà thông minh
Mỗi căn smart home sẽ có những tính năng khác nhau nên chi phí cũng sẽ không giống nhau hoàn toàn. Các khoản chi để lắp đặt hệ thống của nhà thông minh thường sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố chính là mức độ tiện ích bạn muốn sử dụng trong ngôi nhà và số lượng các thiết bị thông minh mà chủ nhà trang bị.
Chi phí làm nhà thông minh
Thông thường, giá lắp đặt một hệ thống hoàn chỉnh nhà thông minh sẽ có giá tham khảo như sau:
Loại nhà |
Chi phí |
Căn hộ 1 phòng |
6 - 7 triệu đồng |
Căn hộ 2 phòng |
13 - 15 triệu đồng |
Nhà phố, biệt thự |
21 - 25 triệu đồng |
5. Làm sao để có một ngôi nhà thông minh?
Nhà thông minh có những đặc điểm gì khác với một ngôi nhà thông thường? Hiện nay, ngoài việc kết nối các thiết bị trong nhà với điện thoại hay các thiết bị ngoại tuyến khác, phục vụ cho nhu cầu kiểm soát và điều khiển từ xa, nhà thông minh còn bao gồm cả việc tích hợp trí tuệ nhân tạo AI để tạo nên một sự tiện nghi hoàn hảo hơn cho người sử dụng. Cùng Phú Hoàng Gia điểm qua một số đặc điểm khác biệt của nhà thông minh:
Sử dụng hệ thống chiếu sáng thông minh
Sử dụng hệ thống chiếc sáng tự động cũng là một cách giúp bạn sở hữu ngay cho mình một ngôi nhà thống minh đấy!
Việc tắt/mở đèn cũng thường xuyên là nỗi lo cho những gia đình bận rộn hay quên. Với sự hỗ trợ của smart home, bạn có thể dễ dàng quản lý các hệ thống đèn trong nhà thông qua điện thoại của mình. Ngoài thao tác bật/tắt căn bản, đèn còn có thể tự động hẹn giờ và các smart home camera đi kèm cũng giúp bạn quan sát.
Hệ thống chiếu sáng thông minh
Lắp đặt hệ thống rèm cửa tự động
Hiện nay, nhà thông minh cũng được tích hợp cả hệ thống kéo rèm cửa hoàn toàn tự động. Với chức năng hẹn giờ kèm điều khiển qua giọng nói, người dùng chỉ cần đưa ra các lệnh và rèm cửa sẽ được đóng mở tùy chỉnh như mong muốn. Thậm chí, smart home còn hỗ trợ đóng mở rèm cửa theo các chế độ như đón khách, trời mưa, đi ngủ, …
Hệ thống rèm cửa tự động
Sử dụng hệ thống điều hòa thông minh
Những chiếc điều hòa đôi khi cũng là rắc rối lớn nếu lỡ bạn đi ra ngoài và quên không tắt. Smart home giúp bạn giải quyết ngay nỗi lo này bằng hệ thống điều khiển điều hòa thông minh của mình. Hệ thống gửi thông báo đến điện thoại, máy tính bạn. Nhà thông minh cảm biến được nhiệt độ và giúp bạn điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.
Hệ thống điều hòa thông minh
Cài đặt hệ thống kiểm soát an ninh
Dàn smart home camera được trang bị trong từng căn nhà thông minh sẽ đóng vai trò như những người vệ sĩ thầm lặng, ngày ngày giúp bạn giám sát tổ ấm của mình từ xa. Các camera này được tích hợp thêm hệ thống cảm biến chuyển động và có thể chịu được nước cũng như thời tiết thay đổi bất thường của Việt Nam.
Hệ thống kiểm soát an ninh
Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn một cái nhìn tổng quan về smart home. Chúc bạn sẽ có cho mình sự lựa chọn phù hợp và đừng quên theo dõi Phú Hoàng Gia để cập nhật các xu hướng nhà ở mới nhất nhé!
Đừng quên, Phú Hoàng Gia là nền tảng kết nối gia chủ và công ty nội thất uy tín hoàn toàn miễn phí. Chỉ sau một bước để lại thông tin và nhu cầu nội thất, bạn sẽ được kết nối ngay với các đơn vị nội thất và nhận ngay nhiều báo giá phù hợp với mọi yêu cầu về ngân sách, phong cách, loại công trình của bạn. Tìm hiểu về quy trình kết nối của Phú Hoàng Gia ngay!