1. Trần gỗ là gì?
Trần gỗ là kiểu hoàn thiện trần nhà bằng vật liệu gỗ, với các thiết kế đa dạng, mang phong cách từ cổ điển đến hiện đại. Các mẫu trần gỗ mang đến cho không gian nhà nét đẹp thẩm mỹ riêng, và là giải pháp thi công trang trí hàng đầu cho nhiều công trình như: nhà ở, khách sạn, nhà hàng, quán cafe,....
Giới thiệu về trần gỗ
2. Phân loại trần gỗ phổ biến hiện nay
Hiện nay, trần nhà bằng gỗ có các loại thông dụng là trần nhà được làm bằng gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp hay gỗ nhựa phổ thông. Mỗi loại đều có một đặc tính khác nhau, dựa vào đó bạn có thể lựa chọn loại gỗ phù hợp với công trình của mình. Cụ thể như sau:
Trần gỗ tự nhiên
Trần gỗ tự nhiên được đánh giá cao về độ thẩm mỹ và đẳng cấp. Kiểu trần này thường khá nặng, dễ gặp các vấn đề về thấm nước, phồng rộp, cong vênh, bị mối nhọt, hoặc côn trùng đục khoét.
Để thi công trần gỗ này thường sẽ mất nhiều chi phí, tuổi thọ trung bình cũng không quá cao so với các mẫu trần nhựa cao cấp. Tuy vậy, giá trị về tính thẩm mỹ, chân thực và đẳng cấp là điều không thể bàn cãi khi sử dụng loại gỗ này cho không gian nhà.
Trần gỗ tự nhiên. (Nguồn: Godongky)
Trần gỗ công nghiệp
Kiểu trần gỗ này được gia công từ các loại gỗ công nghiệp. Trần gỗ công nghiệp có tính đơn giản, tinh tế và phù hợp với các không gian nội thất hiện đại. Trần gỗ công nghiệp thường được sản xuất theo dây chuyền đồng loạt nên mang đến cảm giác đồng nhất về họa tiết, hoa văn cũng như màu sắc. Cũng chính vì thế mà việc thi công trở nên đơn giản và thuận lợi hơn.
Trần gỗ công nghiệp
Tuy vậy, kiểu trần gỗ này cũng có một số nhược điểm như: tuổi thọ chỉ dưới 10 năm, chỉ có các tạo hình đơn giản, không điêu khắc, hay chạm trổ phức tạp. Gỗ công nghiệp khi bị thấm nước nhiều có thể gây ra tình trạng bung ốp và không còn sử dụng được như trước.
Trần gỗ nhựa phổ thông
Trần gỗ nhựa phổ thông là một trong những dòng vật liệu khá phổ biến. Loại trần gỗ này được sử dụng cho nhiều phong cách, cho các công trình từ lớn đến nhỏ. Kiểu trần nhà này thường được cấu tạo từ nhựa PVC, WPC,... mỗi loại đều mang tính năng và mức giá khác nhau. Một số loại trần gỗ nhựa phổ biến có thể kể đến: trần gỗ phẳng PVC, trần gỗ nhựa lam sóng PVC, trần nhựa giả gỗ,…
Trần gỗ nhựa phổ thông
3. Top 19 mẫu trần gỗ đẹp được nhiều gia chủ tin chọn nhất hiện nay
PHG gợi ý bạn một số mẫu trần gỗ đẹp thịnh hành nhất 2023 và được rất nhiều gia chủ tin chọn như sau:
Trần gỗ mang phong cách hiện đại
Các mẫu trần gỗ mang phong cách hiện đại thường có thiết kế đơn giản. Kiểu trần gỗ này thường được gia công từ gỗ nhựa hoặc gỗ công nghiệp. Xu hướng trần này phù hợp với những ngôi nhà mang phong cách hiện đại, cá tính và năng động.
Trần gỗ mang phong cách hiện đại
Trần gỗ mang phong cách hiện đại
Bạn có thể lựa chọn kiểu tấm ốp gỗ hình vuông đan xen hoặc dạng song song
Thiết kế trần gỗ rất được ưa chuộng trong khoảng thời gian gần đây
Mẫu thiết kế trần gỗ kiểu hiện đại
Trần gỗ mang phong cách tân cổ điển
Với phong cách tân cổ điển, bạn nên lựa chọn các loại trần gỗ tự nhiên, hướng đến nét đẹp cổ điển và hiện đại khi sử dụng các loại trần màu sắc từ trung tính đến trầm tối.
Trần gỗ mang phong cách tân cổ điển
Các mẫu trần gỗ mang phong cách tân cổ điển thường được ứng dụng nhiều trong các công trình kiến trúc lớn và sang trọng như resort, biệt thự hoặc villa.
Các họa tiết hoa văn ở trần có sức hút, sống động, mang đậm phong cách hoàng gia, quý tộc chính là yếu tố quan trọng góp phần làm nổi bật nội thất của không gian nhà
Trần gỗ với các màu sắc từ sáng đến trung tính tùy theo màu sắc chủ đạo của không gian
Thiết kế trần gỗ làm điểm nhấn cho không gian nhà tân cổ điển
Trần nhà phong cách đơn giản
Các mẫu trần gỗ này thường có thiết kế không quá cầu kỳ, với màu sắc tối giản, tự nhiên phù hợp với hầu hết mọi công trình. Chúng mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái nhưng vẫn đảm bảo sự tinh tế và thanh lịch cho không gian.
Xu hướng trần gỗ này thường được áp dụng trong các công trình nhà ở mang phong cách Tropical, Retrospective, Modernism, Contemporary,...
Trần nhà gỗ sơn màu trắng
Trần nhà bằng gỗ có thiết kế đơn giản
Mẫu trần gỗ đơn giản được thiết kế ở khu vực trung tâm của phần trần giật cấp
Mẫu trần giả làm từ gỗ đơn giản, đồng bộ với gỗ ốp tường nhà
Trần nhà kiểu phá cách
Mẫu trần gỗ phá cách thường là sự kết hợp giữa 2 màu sắc trở lên hoặc thiết kế tương đối khác biệt với trần nhà thông thường. Cách ốp trần gỗ này tạo ra được nhiều sự cách điệu mới lạ, có thể là dạng ô vuông hay dạng xương cá.
Để làm nổi bật cho kiểu trần gỗ đẹp này bạn cần thiết kế không gian nhà mang thiết kế độc đáo, lạ mắt
Trần gỗ phá cách
Trần gỗ trang trí độc đáo
Mẫu trần mang đến tính đột phá và mới lạ cho không gian.
Trần gỗ được lắp đặt theo kiểu xương cá ấn tượng
Lắp đặt trần gỗ giật cấp độc đáo cho khu vực bếp
Ốp trần gỗ cho phòng bếp
Đối với không gian bếp bạn nên lựa chọn loại gỗ phù hợp với môi trường ẩm ướt như gỗ dầu, gỗ sồi hoặc gỗ thông. Trần ốp gỗ sẽ giúp cho phòng bếp của bạn trở nên ấm áp và sang trọng hơn. Tuy vậy, bạn cũng cần lưu ý đến các yếu tố về tính an toàn và độ bền để đảm bảo đây là một lựa chọn tốt cho không gian nấu nướng.
Trần ốp gỗ là một lựa chọn tuyệt vời cho phòng bếp, giúp mang đến cảm giác ấm áp và sang trọng cho không gian nấu nướng.
Ốp trần gỗ cho phòng bếp
Trần gỗ cho phòng bếp
Trần gỗ với tông màu nâu gỗ tự nhiên mang đến nét gần gũi cho khu vực nhà bếp
Trần gỗ màu nâu kết hợp hài hòa với tủ bếp màu trắng
Mẫu trần gỗ đẹp dành cho phòng ngủ
Phòng ngủ là nơi đề cao tính riêng tư và sức khỏe tinh thần của từng cá nhân. Do vậy, cần lựa chọn các mẫu trần gỗ cho phòng ngủ sao cho đảm bảo có được một giấc ngủ ngon.
Mẫu trần gỗ đẹp dành cho phòng ngủ
Kiểu trần ốp gỗ có màu sáng, thiết kế đơn giản nhằm tối giản hóa không gian sống
Trần gỗ mang đến nét bình yên ấm cúng cho phòng ngủ
4. Bảng giá thi công trần gỗ mới nhất
BẢNG GIÁ THI CÔNG TRẦN GỖ TỰ NHIÊN
Loại gỗ tự nhiên |
Đơn giá (VNĐ/M2) |
Gỗ Xoan Đào |
800.000 - 1.400.000 |
Gỗ Pơ Mu |
1.300.000 – 4.000.000 |
Gỗ Gõ Nam Phi |
1.700.000 – 2.200.000 |
Gỗ Gụ Lào |
2.200.000 – 3.300.000 |
Gỗ Thông Đỏ Nauy |
2.200.000 – 3.200.000 |
Gỗ Gõ Đỏ Lào |
2.700.000 – 3.300.000 |
Gỗ Hương Nam Phi |
2.200.000 – 3.500.000 |
Gỗ Hương |
2.200.000 – 6.000.000 |
Bảng giá trên đã bao gồm chi phí nhân công lắp đặt và chi phí vận chuyển.
BẢNG GIÁ THI CÔNG TRẦN GỖ CÔNG NGHIỆP
Loại gỗ công nghiệp |
Đơn giá (VNĐ/m2) |
Gỗ công nghiệp Malay |
450.000 - 1.000.000 |
Gỗ công nghiệp Đức |
350.000 - 900.000 |
BẢNG GIÁ PHỤ KIỆN ĐI KÈM
Phụ kiện |
Đơn giá (VNĐ) |
Chỉ nẹp trang trí |
30.000/m |
Phào trần góc |
60.000/m |
Ốp phẳng |
500.000 - 700.000/m2 |
Giật cấp |
650.000 - 850.000/m2 |
5. Yếu tố ảnh hưởng đến giá thành thi công trần gỗ
Giá thành thi công trần gỗ phụ thuộc vào 4 yếu tố chính sau đây:
Loại gỗ thi công trần gỗ
Loại gỗ sử dụng trong thi công trần gỗ là một yếu tố quan trọng quyết định đến giá thành thi công trần. Nếu gia chủ lựa chọn gỗ tự nhiên để thi công, giá thành sẽ cao hơn rất nhiều so với gỗ công nghiệp. Hơn nữa, gỗ tự nhiên cũng bao gồm rất nhiều loại. Tùy thuộc vào độ quý hiếm của gỗ mà giá thành của chúng cũng có sự chênh lệch đáng kể.
Phong cách thi công trần gỗ
Phần lớn các gia chủ khi thi công trần gỗ đều muốn lựa chọn thi công trần có nhiều chi tiết họa tiết phức tạp, vừa tăng sự thẩm mỹ cho căn nhà, vừa tận dụng tối đa được sự sang trọng của trần gỗ. Tuy nhiên, cũng không ít gia chủ lựa chọn thi công trần gỗ với những kiểu dáng đơn giản nhưng tinh tế. Tùy thuộc theo độ phức tạp của các chi tiết khi thi công trần gỗ mà giá thành của thi công trần sẽ khác nhau. Trần gỗ có nhiều chi tiết phức tạp sẽ có giá thành cao hơn.
Diện tích thi công
Đối với những công trình nhà ở có khu vực phòng khách lớn, diện tích thi công lớn thì giá thành hoàn thiện trần gỗ sẽ cao hơn rất nhiều so với những căn nhà có diện tích nhỏ. Do vậy, diện tích thi công cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến giá thành thi công trần gỗ.
Khu vực thi công
Các đơn vị thi công trần gỗ thường nằm ở khu vực khá xa nội thành các thành phố, do vậy, để tăng khả năng cạnh tranh, phần lớn các đơn vị thi công thường sẽ hỗ trợ chi phí vận chuyển cho các khách hàng trong nội thành hoặc gần họ. Tuy nhiên, nếu khách hàng ở vị trí quá xa, hoặc đơn vị không hỗ trợ chi phí này thì khách hàng sẽ phải chịu thêm một khoản phí về nhân công và vận chuyển.
6. Các bước thi công trần gỗ chuẩn
Để đảm bảo tính thẩm mỹ và hiệu quả tốt cho công trình, quá trình thi công trần gỗ đẹp cần tuân thủ theo 5 bước sau đây:
Bước 1: Khảo sát công trình
Ở bước này, bạn cần sử dụng thước đo để cho ra kết quả chính xác các thông số kích thước của trần. Đồng thời, bạn cũng cần cân bằng mặt trần bằng thước để nhận định chính xác độ phẳng của trần nhà.
Bước 2: Chuẩn bị nguyên vật liệu thi công
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu bao gồm:
- Gỗ trần gia công;
- Sơn nước hoặc sơn dầu và bột matit;
- Dụng cụ thi công gồm có: Máy cắt, khoan, cưa, búa, ốc vít, thép, khăn lau,...
- Thanh thép mạ chống gỉ hoặc thanh gỗ được sử dụng làm khung xương.
Bước 3: Lắp đặt hệ thống khung xương trần nhà
Bộ phận khung được xem là đòn bẩy, là lớp nền giúp cố định và cân bằng trần, đặc biệt đối với các trần nhà không có độ phẳng cao. Công đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và chính xác vô cùng cao. Do vậy, trong quá trình tiến hành bạn cần cố gắng hoàn thiện một cách chuẩn chỉnh để đảm bảo hiệu quả thi công tốt nhất.
Lắp đặt hệ thống khung xương trần nhà
Bước 4: Lắp gỗ lên khung xương đã lắp sẵn
Sau khi hoàn tất việc dựng khung xương, bạn sẽ tiến hành ghép các tấm ván gỗ vào khung theo tỷ lệ phù hợp. Các tấm gỗ được cắt gọn và gia công theo hình dạng trên bản vẽ trước đó. Các tấm gỗ này sẽ được gia cố bằng đinh hơi và keo để đảm bảo sự chắc chắn.
Bước 5: Hoàn thiện và vệ sinh
Sau khi hoàn thiện phần lắp ráp, bạn cần tiến hành kiểm tra và vệ sinh bề mặt trần và dùng loại khăn mềm kết hợp với dầu tẩy thiên nhiên để loại bỏ các vết bám trên bề mặt trần gỗ, mang đến vẻ đẹp toàn diện cho không gian.
Các bước thi công trần gỗ chuẩn
Qua bài viết trên Phú Hoàng Gia đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin về trần gỗ đẹp, cũng như gợi ý các mẫu trần nhà bằng gỗ để bạn có thêm nhiều sự lựa chọn cho tổ ấm. Các mẫu trần gỗ không chỉ mang đến vẻ đẹp thanh lịch, nhã nhặn mà còn thể hiện được sở thích và tích cách của gia chủ.